Thica.net

Mạng thi ca Việt Nam

  • Đánh mất

    Tác giả:

    Ngày xưa, em như chiếc bóng bên anh, nhỏ nhoi thầm lặng… Mười năm, em tan ra thành vệt nắng, gió thốc lên chỉ còn đám bụi mờ. Chuyện tình mình sót lại mấy câu thơ.

    Mười năm, anh không ra đi mà như người trở lại. Ướt đẫm tim anh nước mắt em chiều ấy, dù rằng em dấu mặt vào tay… Bỗng ngỡ ngàng đôi mắt ấy chiều nay.

    Anh không có quyền vui mừng bởi anh đâu cố công tìm kiếm. Đành hứng chịu cái tát-tay-kỉ-niệm… Hỡi thời gian, người hãy phán xét đi

    Mười năm, em vẫn bé nhỏ như ngày chia tay, có đúng như vậy? Vẫn xanh non màu lá xưa anh hái – một nhành lan chưa kịp nở hoa. Lối hẹn xưa cỏ phủ nhạt nhòa….

    Ai cắm sẵn trong bình mấy nhành lan tím. Nhờ hoa dạy anh cách mở đầu câu chuyện. Mắt em màu cà phê nâu đen, trong ly anh đôi mắt ấy nhìn lên, sâu lắng… Rạng rỡ môi em – nụ cười cuối ngày của nắng, gió dường như dừng lại chỗ em ngồi. Chút hương nào gợi nhớ xa xôi…

    Em trở lại hay thời gian trở lại? Anh cố đoán đằng sau vầng trán ấy, cô bé ngày xưa, em đang nghĩ gì?

    Đang nghĩ gì? Van em nói ra đi…

    Bài thơ này đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành nhạc phẩm cùng tên.

    Dưới đây là phiên bản do Đàm Vĩnh Hưng trình bày.

    Bình luận

    1. La Xuân Yên says:

      Đánh mất là một tác phẩm hay, càng hay hơn khi bài thơ đã được phổ nhạc, do ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng thể hiện. Đọc bài thơ, tôi bỗng nhớ đến câu nói: “Thật dễ nuối tiếc một điều gì đã mất đi nhưng sẽ khó nhận ra và trân trộng những gì chúng ta đang có”. “Mười năm tình cũ” gặp lại mà chàng trai vẫn không thể hiểu vì sao chúng ta lại xa nhau, phải chăng vì sự lặng thinh của người con gái?

    2. Lâm Như says:

      Trong cuộc sống này có những thứ ta vô tình đánh mất nhưng lại có những thứ do chính chúng ta không biết gìn giữ nên mất đi. Vậy chàng trai ở đây đã vô tình hay không biết níu giữ? Nếu thật sự không muốn buông tay thì tại sao chàng có thể buông tay nhẹ nhàng như thế khi thật sự chàng cũng không biết lý do vì sao?

    ví dụ: http://www.example.com

    Lời bình: (Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)