X

Chiều xuân

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời

Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ;
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

Phù Châu:

Xem bình luận (3)

  • bai tho "chieu xuan " co nhung hinh anh dc tac gia mieu ta rat dac sac nhu chi tiet'nhung trau bo thong tha cui an mua '.
    nhin chung day la 1 bai tho ta canh rat hay ,gian di nhung van mieu ta rat sac net buc tranh xuan

  • "Chiều xuân" viết về ven sông đồng bằng Bắc Bộ giữa đầu thế kỷ trước phong cảnh,cảm xúc thật đặc sắc và điển hình. Thiên nhiên ở đó thanh sạch
    thân thiện như từ trong cổ tích...Đã mấy chục năm rồi đọc lại vẫn thấy hương vị ngọt ngào nơi đồng quê những gì mà nhà thơ rung cảm...
    "Mấy cánh bướm rập rờn trước gió
    Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa..."
    Không biết bài thơ được viết ở đâu? Thời gian nào? Có phải tại phủ Ninh Giang Hải Dương ngày xưa không?
    Xin thica.net cho biêt.Xin trân trọng cám ơn...

  • Hay nhất là động từ "Trôi" (Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió), cách sử dụng động từ vô cùng tinh tế, nẩy được thần thái của cánh bướm.
    Có lẽ, gió không lớn lắm, gió chỉ mơn man dìu dụi thôi, nếu như không nói là dường như gió ít đến nỗi không có gió, nhưng cái cánh bướm kia vẫn men theo làn gió mà thả mình vào không khí xuân trầm, động trong cái tĩnh, mà tĩnh lại hàm chứa cái động.Động không động mà tĩnh cũng không tĩnh, ý nhị và rất thơ nằm ở sự nhập nhăng,lờ mờ khó phân định ấy.
    Cánh bướm hay cái lá đang trôi theo dòng nước, hay cánh diều đang lưng lửng giữa nền trời, hay sợi tơ nhện đang họa hoằn theo triền gió? Đúng! Chỉ có tơ của con nhện mới vẽ ra được hình dáng của dòng gió này của Anh Thơ, và cũng chỉ có tơ của con nhện thả dài theo triền gió mới có thể đo được độ cường lưu của dòng gió này!
    Một chữ trô thôi mà ngàn lời nói không tận. Ngô Thì Nhậm từng nhận định, hễ lời ngắn mà người khác hiểu dài thì đó là thơ hàm súc, mà hàm súc thì hay!