X

Quê hương

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng

Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Thica.net:

Xem bình luận (11)

  • Bai tho "Que huong" rat hay.Nha tho da thanh nguoi "thien co" song nhung bai tho cua ong se song mai voi thoi gian. Xin cam on Thica.net da cho chung toi duoc doc lai nhung bai tho hay, cau tho hay cua nhieu tac gia.

  • bài thơ quê hương của nhà thơ tế hanh là một bài thơ hay.khiến cho tât cả những ngươì con khi xa quê phải chạnh lòng.

  • Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển với tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ:
    “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
    Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”
    Mở đầu là hai câu thơ giới thiệu về làng quê vô cùng giản dị nhưng nó lại thể hiện ông luôn nhớ tới vị trí nơi chôn rau cắt rốn luôn có một tấm lòng hướng về quê hương yêu dấu. Rồi ở những câu thơ tiếp theo, hình ảnh dân chài lưới ra khơi trong một ngày “Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”,rất thuận lợi cho công việc đánh bắt cá. Tác giả đã hồi tưởng lại tất cả những gì đẹp nhất về làng biển. Đặc biệt, nổi bật nên là biểu tượng chiếc thuyền – linh hồn của làng khi lướt song chạy ra biển. Nó “mạnh mẽ” vượt qua mọi khó khăn trở ngại. Ngoài ra, cảnh sinh hoạt đông vui “tấp nập” sau mỗi lần đoàn thuyền trở về cũng được Tế Hanh in sâu vào tâm trí, vô cùng đẹp. Nhưng điều mà tác giả nhớ nhất là “cái mùi nồng mặn” và “làn da ngăm rám nắng” chỉ có ở vùng biển. Đó chính là nét đặc trưng của dân chài lưới. Cái vị muối mặn mòi “thấm dần trong thấm vỏ”. Đến đoạn cuối tình cảm của tác giả đã được bộc lộ một cách trực tiếp qua từ “nhớ”. Phải chăng nó đã được dồn nén tới mức phải vỡ òa ở những câu cuối.

  • quê hương tôi là đồng bằng trung du
    quê hương tôi là ruộng lúa bờ tre
    quê hương tôi là mái đình cây đa
    quê hương tôi là nỗi nhớ không quên

  • Bài thơ hay thật. Khiến người đọc phải chú ý đến cuối bài. Bài nói về cuộc đi chày lưới của ngư dân sao nghe thích thú quá. Tôi hi vọng có thể được như tác giả Tế Hanh có nhà gần biển để có thể chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp bao la của biển.Cảm ơn Thica.net

  • Mìn rất thích bài thơ này ngay từ khi con bé thấy anh chị trong nhà phải học thuộc nhé.Lớn lên mìn học bài này và thấy rất thích nó.Khi đọc bài thơ cảm giác thật nhẹ nhàng và êm ả. mìn thích cảnh tác giả miêu tả trong bài thơ nữa. Mặc dù mìn k phải là người thích đọc thơ và thuộc nhưng riêng bài này mìn lại thuộc và nhớ tới bi giờ nhé và mìn cũng k có í định quên nó về sau đâu. Mìn cũng k phải là ngưới vùng biển nhưng vẫn cảm nhận được qua bài thơ. Bí mật nhé là mìn đã 24 tuổi rùi í. Và mìn cũng ra biển chơi rùi. Cũng biết 1 số hoạt động của ng vùng biển nữa. Rất thú vị!

  • Xin lỗi nếu e nói sai nhưng nhớ ko lầm thì hình như câu đầu khổ 3 là "Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ" =.=" e cũng ko chắc nhưng hình như năm ngoái e học, SGK 8 ghi thế =.="