Thica.net

Mạng thi ca Việt Nam

Trang thơ Á Nam Trần Tuấn Khải

Á Nam Trần Tuấn Khải Trần Tuấn Khải sinh ngày 4 tháng 11 năm 1895, người làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Ông sinh ra trong gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống yêu nước. Cha ông là Trần Khải Thụy, đỗ cử nhân khoa thi Hương tại Nam Định năm Canh Tý (1900). Năm lên 6 tuổi, ông bắt đầu học chữ Hán với cha. Đến năm 12 tuổi, ông đã biết làm đủ các thể thơ bằng chữ Hán.

Năm 1921, ông xuất bản tập thơ thứ nhất Duyên nợ phù sinh I, được giới văn chương đương thời chú ý. Năm sau, ông được mời vào Ban biên tập nhật báo Khai Hóa tại Hà Nội và nhận lời viết giúp cho nhiều báo khác. Tập thơ thứ hai của ông là Bút quan hoài I, ra đời năm 1924, gồm nhiều bài thơ bi tráng, bị thực dân Pháp ra lệnh cấm lưu hành và tàng trữ.

Năm 1932, ông xuất bản tác phẩm Chơi xuân năm Nhâm Thân, ngay sau đó bị Pháp ra lệnh tịch thu. Cùng với chủ nhà sách Nam Ký, ông bị khám nhà, bắt giam hơn 2 tháng rồi bị kêu án 2 tháng tù treo về tội viết sách “phá rối trị an, xúi dân nổi loạn”. Sau khi ra tù ông tiếp tục viết bài cho các báo.

Năm 1954 ông di cư vào Nam, làm việc tại Thư viện quốc gia, Viện Khảo cổ, chuyên viên Hán học tại Nha văn hóa và các báo Đuốc Nhà Nam, Văn hóa nguyệt san, Tin văn

Năm 1966, ông cùng một số trí thức ký tên yêu cầu chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trực tiếp hiệp thương với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam nhằm vãn hồi hòa bình, nên bị buộc nghỉ việc. Sau đó, ông là chủ tịch danh dự lực lượng bảo vệ văn hoá dân tộc năm 1966 – 1967.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông giữ chức cố vấn Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh từ 1975 cho đến khi mất vào ngày 7 tháng 3 năm 1983, hưởng thọ 88 tuổi.

Các bút danh của Trần Tuấn Khải: Á Nam (thường dùng), Đông Minh, Đông Á Thị, Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền Khách, Giang Hồ Khách, Lôi Hoàng Cư Sĩ.

Các tác phẩm thơ của ông gồm có:

  • Duyên nợ phù sinh I (1921)
  • Duyên nợ phù sinh II (1922)
  • Bút quan hoài I (1924)
  • Hồn tự lập I (1924)
  • Bút quan hoài II (1927)
  • Hồn tự lập II (1927)
  • Với sơn hà I (1936)
  • Với sơn hà II (1949)
  • Hậu anh Khóa (1975)
  • Ngoài ra, ông còn để lại nhiều tiểu thuyết, kịch và tác phẩm dịch thuật có giá trị.


    • Tiễn chân anh khoá xuống tàu


      Anh khóa ơi! Em tiễn chân anh xuống tận bến tàu,
      Đôi tay em đỡ cái khăn trầu, em lấy đưa anh
      Tay cầm trầu giọt lệ chạy quanh,
      Anh xơi một miếng cho bõ chút tình em nhớ thương.
      Anh khóa ơi! Cái bước công danh ngoắt ngoéo đủ trăm đường.
      Anh đi một bước tấm gan vàng em xẻ làm hai
      Kìa người ta bè bạn vui cười,
      Đôi ta thương nhớ chỉ ngậm ngùi mà đứng bên nhau
      Anh khóa ơi! Còi tu tu tàu sắp kéo cầu
      Đường trần em sắp sửa gánh sầu từ đây.
      Trông anh, em chẳng nỡ rời tay,
      Nói riêng em dặn câu này anh chớ có quên:

      […]