Lá mồng tơi
[…]
Năm tháng ta chen chốn bụi hồng
Cảnh xưa dừng bước một chiều đông,
Cây trơ, giậu đổ, mồng tơi héo
Cô bé vườn bên đã lấy chồng.
Lưu Trọng Lư sinh ngày 19 tháng 6 năm 1912 tại Cao La Hạ, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình quan lại xuất thân nho học. Thuở nhỏ ông học trường tỉnh, rồi học trường Quốc Học Huế đến năm thứ ba thì bỏ ra Hà Nội học tư. Sau đó ông bỏ học đi dạy tư, làm văn và viết báo để kiếm sống.
Năm 1932, ông là một trong những nhà thơ khởi xướng và tích cực cổ vũ cho Phong trào Thơ mới. Năm 1933-1934, ông chủ trương mở Ngân Sơn tùng thư ở Huế. Năm 1941, ông và thơ ông được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam.
Sau Cách mạng tháng Tám (1945), ông tham gia Văn hóa cứu quốc ở Huế. Những năm kháng chiến chống Pháp, ông tham gia hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV. Sau 1954, ông làm vụ trưởng Vụ Sân khấu Bộ Văn hóa và làm Tổng Thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Năm 1957, ông trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
Ngày 10 tháng 8 năm 1991, Lưu Trọng Lư mất tại Hà Nội. Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000.
Con trai thứ chín của ông là đạo diễn Lưu Trọng Ninh.
Tác phẩm:
Thơ:
Sân khấu:
Văn xuôi:
[…]
Năm tháng ta chen chốn bụi hồng
Cảnh xưa dừng bước một chiều đông,
Cây trơ, giậu đổ, mồng tơi héo
Cô bé vườn bên đã lấy chồng.
[…]
Thôi rồi ra chốn nước non,
Lồng son lại để sổ con chim trời.
Thú hồ bể quyến mời du tử,
Niềm thê nhi khôn giữ được người.
Biết sao trái được tính trời,
Giang hồ cốt ấy, trọn đời phiêu linh…
[…]
[…]
Nhẹ bàn tay, nhẹ bàn tay…
Mùi hương hàng xóm bay đầy mái đông
Nghiêng nghiêng mái tóc hương nồng
Thời gian lặng rót một dòng buồn tênh.
[…]
Đêm ấy xuân vừa sang
Em vừa hai mươi tuổi
Còn đâu những giờ nhung lụa:
Mộng trùm trên bông
Tình ấp trong gối
Rượu tân hôn không uống cũng say nồng?
[…]
Ngày tháng em đan chiếc áo len,
Hững hờ để lạnh với tình duyên.
Mùa đông đến tự hôm nào nhỉ?
Lá rụng bay đầy dưới mái hiên.
[…]
Mỗi lần nắng mới hắt bên song.
Xao xác gà trưa gáy não nùng;
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.
Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời,
Lúc Người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
áo đỏ Người đưa trước giậu phơi.
[…]
[…]
Đôi mắt em lặng buồn,
Nhìn thôi mà chẳng nói
Tình đôi ta vời vợi
Có nói cũng không cùng
Yêu hết một mùa đông
Không một lần đã nói
Nhìn nhau buồn vời vợi
Có nói cũng không cùng
Trời hết một mùa đông
Gió bên thềm thổi mãi
Qua rồi mùa ân ái:
Đàn sếu đã sang sông
Em ngồi trong song cửa
Anh đứng tựa tường hoa
Nhìn nhau mà lệ ứa
Một ngày một cách xa
[…]