Lũy tre
Mỗi sớm mai thức dậy,
Lũy tre xanh rì rào,
Ngọn tre cong gọng vó
Kéo mặt trời lên cao.
Những trưa đồng đầy nắng,
Trâu nằm nhai bóng râm
Tre bần thần nhớ gió
Chợt về đầy tiếng chim.
[…]
Nhà thơ Nguyễn Công Dương sinh năm 1939 trong một gia đình địa chủ ở làng Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc – nay thuộc Hà Nội.
Tuổi thơ ông có nhiều biến động. Lúc nhỏ, nhà ông giàu nhất làng, đất đai rải rác mỗi nơi mỗi mẫu, trong nhà toàn hoành phi, câu đối, sập gụ, tủ chè, xe đạp, xe máy. Những năm tiểu học, ông là học trò của nhà thơ Bàng Bá Lân.
Lớn lên, Nguyễn Công Dương đi học dưới Hà Nội, cách nhà gần 50 cây số, và ngay từ hồi đó, ông đã đi đi về về đều đặn bằng xe máy. Mỗi lần đi học về, ông thường không đi xe về làng mà gửi lại ngoài Tiền Châu (cách nhà ông hơn 3km) rồi bách bộ về nhà.
Sau cải cách ruộng đất, gia đình nhà thơ bị tịch thu hết tài sản, chỉ được dân làng cho mượn căn nhà một gian hai chái mái nặng rạ rơm, lá tre rụng mục, phủ dày để ở tạm. Từ đó, cuộc đời nhà thơ “sang trang mới”. Bản thân ông phải đi kéo vó tôm và chịu nhiều sự kỳ thị.
Nguyễn Công Dương từng làm giáo viên tiểu học kiêm lương y chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Khi viết ông còn có các bút danh Bạch An, Phổ Ái, Gai Tre và Gai Cọ. Ông có hơn 500 bài thơ viết cho thiếu nhi, 5 tập thơ và nhiều giải thưởng văn học, trong đó có bài Lũy tre quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh. Bài thơ đăng lần đầu tiên trên báo Văn nghệ, số Xuân, ngày 4 tháng 1 năm 1975. 8 năm sau (1983) bài thơ được in trong Sách giáo khoa lớp 2.
Mỗi sớm mai thức dậy,
Lũy tre xanh rì rào,
Ngọn tre cong gọng vó
Kéo mặt trời lên cao.
Những trưa đồng đầy nắng,
Trâu nằm nhai bóng râm
Tre bần thần nhớ gió
Chợt về đầy tiếng chim.
[…]