Thica.net

Mạng thi ca Việt Nam

Trang thơ Trương Đăng Dung

Trương Đăng Dung

Trương Đăng Dung sinh ngày 8 tháng 5 năm 1955 tại xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, Nghệ An. Năm 1978, ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Budapest, Hungary, bảo vệ luận án Tiến sĩ sau đó 6 năm (1984). Từ năm 1978 đến nay ông là thành viên của Viện Văn học, hiện ông đang là Phó Viện trưởng Viện Văn học và là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.

Thời gian học tập ở Hungary ông được tiếp xúc với tư duy lý thuyết phương Tây một cách bài bản, đồng thời được trải nghiệm các khuynh hướng sáng tác hiện đại, hậu hiện đại. Tư duy lý thuyết giúp ông hiểu hơn bản chất của văn học. Theo Trương Đăng Dung, ông chịu ảnh hưởng nhiều từ Martin Heidegger, Franz Kafka.

Ông là tác giả của nhiều công trình khoa học dày dặn và những tác phẩm dịch thuật có ý nghĩa. Với thơ ca, hơn 50 tuổi Trương Đăng Dung mới xuất bản Những kỷ niệm tưởng tượng, một tập thơ vẻn vẹn có 25 bài, tập hợp những sáng tác chọn lọc trong suốt chặng đường dài mấy chục năm ông đã sống, nhận thức và trải nghiệm thế giới.

Tác phẩm:

Lý luận:

  • Các vấn đề của khoa học văn học (chủ biên, 1990)
  • Văn học và hiện thực (viết chung, 1990)
  • Từ văn bản đến tác phẩm văn học (1998)
  • Tác phẩm văn học như là quá trình (2004)
  • Dịch:

  • Truyện Kiều (dịch sang tiếng Hungary, 1984)
  • Đứa trẻ mồ côi (tiểu thuyết Moricz Zigmond, 1987)
  • Lâu đài (tiểu thuyết Franz Kafka, 1998)
  • Thằng điên và quỷ sứ (tiểu thuyết Sarkadi Imre, 2000)
  • Thơ:

  • Những kỉ niệm tưởng tượng (NXB Thế giới, 2013)

    • Những kỉ niệm tưởng tượng


      Tôi không thể quên một ngày tháng Năm năm 1054
      tôi với anh đã nhìn thấy mặt trời
      ngày ta sinh là ngày đầu tiên ta nằm bệnh viện
      các bác sĩ hân hoan khi có trẻ ra đời
      họ lấy nhau của mẹ ta làm đồ nhắm rượu
      các nữ y tá nhìn ta
      kinh nguyệt chảy màu máu còn tươi rói
      không có bông, họ lấy tà áo choàng lau vội.

      Đêm đầu tiên ta nghe những tiếng động đầu tiên
      những chú chuột ăn cắp tã vá của ta làm áo choàng vào bệnh viện
      chúng sờ lên mặt ta tìm môi ta liếm liếm
      rồi chúng ra đi, ta hồi hộp nằm chờ.

      […]