Thica.net

Mạng thi ca Việt Nam

  • Sang thu

    Tác giả:

    Gió may nổi bờ tre buồn xao xác
    Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây
    Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác
    Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay.

    Trên đê cỏ dựt diều sa đứt sợi,
    Gã mục đồng chán nản lắng tai nghe
    Trong thôn xóm hóa vàng nghi ngút khói
    Gió vang âm tiếng trống cúng ra hè.

    Bên bến nước đò ngang chưa ghé tới,
    Khói lam chiều đã thoảng tiếng chuông vương.
    Bọn chờ thuyền nhìn nhau đang sợ tối
    Bỗng rùng mình như cảm thấy hơi sương.

    Bình luận

    1. Hay cho câu :Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác
      Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay

      Xin mạn phép các bậc cao nhân, các nhà nghiên cứu cho bần tăng nói lên cái thiển ý của mình về cái linh hồn trác tuyệt của hai câu thơ trên.

      Trước hết, ta phải đặt tên cho cái nghệ thuật mà tác giả đã vận dụng trong song cú trên! Tên gì nhỉ? Àh! Tạm gọi là “TAM KIM ĐIỂM CÚ” (Ba màu vàng kim được đính vào câu thơ)

      Đọc câu thơ mà thấy rợn ngợp trước cảnh trí toàn màu màu vàng, màu vàng hoa mướp, màu vàng của nắng, màu vàng của cánh chuồn chuồn.
      Mỗi màu vàng có một bước sóng ánh sáng riêng mà sao khi hợp chúng vào nhau lại trác tuyệt đến ngần ấy nhỉ?Quả thật tài thủ bút của Anh Thơ ở hai câu thơ này cũng phải sánh ngang với tạo hóa.
      Cả hai câu thơ này đều xuất thần.
      Cái con chuồn chuồn kia sao không mang một trạng thái gì khác mà phải là ngẩn ngơ, chuồn chuồn ngẩn ngơ hay nhân vật ngắm cảnh trữ tình ngẩn ngơ?
      Nhớ lại mồn một bài thơ Khúc Giang (nhị thủ) của THi Thánh Đổ Phủ có nhắc đến cái chuồn chuồn rất sinh động: “Điểm thủy tình đình khoản khoản phi”
      (Chuồn chuồn bay chấp chới xuống đá mặt nước một cái)

      Trong tiếng Hán “tình đình” có nghĩa là chuồn chuồn, đều thuộc bộ trùng, nhưng con chuồn chuồn hàng mấy thế kỷ ở Trung Hoa ngày xưa thì con hồn nhiên đá nước, còn chuồn chuồn của Việt Nam ở thế hệ hậu bối dường như đã thật sự tién hóa sinh học (trong thơ ca) vì chuồn chuồn ở Việt Nam cũng sở hữu món quà của tạo vật, đó chính là tư duy và cảm xúc tư duy, biết ưu thời mẫn thế, biết NGẨN NGƠ.Hay nó đang buồn cho thế cuộc Việt Nam những ngày “Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng…Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm”.Con chuồn của Anh Thơ thật là chí tình chí nghĩa.Một con chuồn chuồn như vậy không thể nào chết đi trong hai câu thơ để đời này.
      Cách sử dụng từ lái rất chính xác, bộc lộ được thần thái của các hình ảnh nghệ thuật-“Rải rác”,”Ngẩn ngơ”, nhẹ nhàng mà man mác, tạo nên chất men say ngà ngà trên đầu lưỡi người đọc, và chếnh choáng ở tâm hồn.
      Hoa mướp không phải là loại kỳ trân dị thảo, bách hoa chi quý, nó chỉ là một loài thực vật dây leo mộc mạc đơn sơ, gần gụi với hình ảnh nông thôn Việt, những giàn hoa mướp đã từ lâu đi vào tâm thức văn hóa nông thôn, nó là một loài hoa thuần Việt, cho nên khi nó được anh Thơ đưa vào câu thơ, ngay lập tức câu thơ ấy đẹp thuần Việt, trong sáng, nhuàn nhụy, đằm thắm và tinh tế.
      Trước đây, mặc dù Nguyễn du và Nguyễn Trãi là hai danh nhân văn hóa thế giới, hai đại thi hào của dân tộc, nhưng khi ngắm cảnh thơ các hai ông, người đọc không tài nào tìm thấy bóng dáng quê hương Việt Nam ở đâu cả, mà hình như chỉ toàn là cảnh trí Trung Hoa thôi:
      Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh(Nguyễn Trãi)
      Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san(Nguyễn Du)

      Nhưng khi ta đọc lại hai câu thơ này của Anh Thơ, ngay lập tức ta buộc miệng thốt lên: “A! Việt Nam đây rồi!”
      Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác
      Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay

    2. ha thuong says:

      ai có thể phân tích khổ thơ đầu của bài giúp mình được không

    ví dụ: http://www.example.com

    Lời bình: (Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)