Thica.net

Mạng thi ca Việt Nam

  • Bài ca dao về gió

    Tác giả:

    […]

    gió đưa cái thưở trạng ngươn
    kiệu tôi đi trước dễ chừng em sau
    gió đưa chiếc lọng trên đầu
    trao trâm em giắt trả sầu cho mây
    gió đưa con nhạn lạc bầy
    thu không vẳng lại tiếng chày tụng kinh
    gió đưa lá rụng sân đình
    buồn tôi vừa đủ riêng mình tự thiêu

    gió đưa này gốc me keo
    này bông bụp đỏ quê nghèo của tôi
    gió đưa cát lở sông bồi
    bỗng dưng yêu một tiếng cười cuối thôn
    gió đưa bong bóng xà bông
    mười năm hồ dễ quên lòng được sao?
    gió đưa phượng nở trên cao
    cái ve ở lại ôm sầu kêu vang

    […]

  • Bài ca dao về mây

    Tác giả:

    mây bay bỏ núi buồn tênh
    bỏ em ở lại tóc mềm sợi thưa
    bỏ tôi hoa súng bên hồ
    lá xanh khoe nỗi xác xơ phận nghèo
    mây bay khăn trắng khăn điều
    đã bay đâu mất một chiều nắng mưa
    chỉ trơ ngọn cỏ xanh mồ
    hỏi ai kẻ sĩ còn mơ áo bào?

    […]

    mây bay chợ đứng chợ ngồi
    chợ em trưa nhóm không người vãng lai
    thì sầu như buổi hôm nay
    đón tin tôi để tóc cài khăn tang
    mây bay dưới xóm trên làng
    bầu khô mướp héo võ vàng bí đao
    dưa leo cũng chẳng xanh màu
    hỏi chi dậu ngói thêm đau tấc lòng?

    […]

  • Hùng ca Quang Trung

    Tác giả:

    […]

    Vó ngựa tung hoành giữa núi đao
    Cứu dân thoát khỏi biển ba đào
    Sông Hồng xác giặc lênh bênh nổi
    Gò Đống thây thù chất ngất cao
    Bảo kiếm sáng ngời rung ánh nguyệt
    Chiến công chói rạng dậy tầng sao
    Giang sơn một cõi nghìn thu vững
    Tanh máu xâm lăng nhuộm chiến bào!

    Hồ Thơm Nguyễn Huệ
    Mãi mãi về sau
    Chiến tích một thời rung bốn biển
    Uy linh ngàn thuở động năm châu!
    Hồ Thơm Nguyễn Huệ
    Áo vải Tây Sơn:
    Đường cũ dẫu mờ muôn dấu ngựa
    Sử xanh còn rạng tấm lòng son.

  • Mỗi mùa xuân thêm một lần dối mẹ

    […]

    Cây mai nhỏ ba đã trồng năm trước
    Mấy xuân rồi có nở nụ nào không
    Hay đã chết theo ba từ dạo ấy
    Ðể mùa Xuân hoa trắng nở trong lòng

    Năm mới đến mẹ già thêm một tuổi
    Tóc bạc hơn nhiều, má hóp răng long
    Sao giấc ngủ chập chờn con thấy mẹ
    Người đàn bà đẹp nhất ở trần gian

    Năm mới đến con cũng già thêm tuổi
    Xa mẹ hiền một tuổi nặng bằng hai
    Tuổi nước Việt chất chồng lên quá khứ
    Tuổi xứ người quần quật với tương lai

    Con chẳng biết nói thế nào mẹ hiểu
    Chẳng còn ai hiểu hết chuyện đời con
    Non nước đó vẫn còn đầy dâu biển
    Núi sông đây sao giữ được vuông tròn.

  • Bài cho hải đảo hờn căm

    Tác giả:

    Lời biển gọi cuối năm
    Hờn căm trừng mắt lửa
    – Hỡi Hoàng Sa, hỡi Hoàng Sa …

    Mẹ đứng mũi Sơn Chà
    Gửi hồn ra Ðông Hải
    Ðảo nổi giận nên biển cuồng sóng dậy
    Ôi, đất nước ông cha: tay đứt lòng đau
    Súng thét khơi xa, sao lửa đốt trong đầu
    Lòng mẹ bời bời: ruột mềm máu chảy
    Mắt mẹ trông vời, triền môi run rẩy:
    – Hỡi Hoàng Sa, hỡi các cháu con ta?

    Con cháu mẹ
    Năm mươi đứa làm anh hùng của bể
    Năm mươi con thành dũng sĩ Trường Sơn
    Bốn ngàn năm mài nhọn mũi căm hờn
    Phóng mắt hận, nghiến răng ghìm giặc Bắc.
    Cờ Nương Tử phất bay hồn xâm lược
    Gươm Mê Linh thét máu nhuộm đầu voi
    “Trèo lên đỉnh núi mà coi
    Dáng Bà quản tượng trăng soi ngời ngời.”

    Cửu Chân hề, Cửu Chân ơi!
    Gót nhi nữ ra khơi
    Ðạp tan luồng sóng dữ
    Chém cá tràng kình, rạng danh liệt nữ
    Dũng khí Nhụy Kiều gục mặt Bắc quân!

    […]

  • Hoàng Sa nộ khí phú

    Tác giả:

    […]

    Đã biết,
    Hễ gieo chinh chiến là kín đất đau thương,
    Nếu động can qua thì mịt trời tang tóc.
    Vậy mà sao,
    Chẳng lo điều yên nước no dân,
    Lại quen thói xua quân chiếm đất?
    Như nước ta,
    Một dải non sông, nam bắc chung giềng,
    Trăm triệu anh em, trước sau như nhất.
    Hoàng Liên, Tam Đảo, Hồng Hà, Cửu Long, là máu là xương,
    Phú Quốc, Côn Sơn, Trường Sa, Hoàng Sa là da là thịt.
    Máu xương đâu lẽ tách rời,
    Thịt da dễ gì chia cắt?
    Mà là liền tổ quốc phồn vinh,
    Mà là khối giang sơn gấm vóc.
    Người trăm triệu nhưng vốn một lòng,
    Tim một trái dẫu nhiều sắc tộc!
    Nữ nhi chẳng thiếu bậc anh hùng,
    Niên thiếu cũng thừa người kiệt xuất.

    […]